3 Vấn Đề Cần Lưu Ý Khi Lắp Đèn Led Cảm Biến Thông Minh

Đèn LED cảm biến thông minh là dòng sản phẩm chiếu sáng thông minh đang ngày càng được ưa chuộng nhờ tính năng tự động bật/tắt mà không cần sự can thiệp của con người. Khác với các loại đèn thông thường phải sử dụng công tắc hoặc điều khiển. Đèn cảm biến thông minh sẽ phản ứng với chuyển động, nhiệt độ, và ánh sáng môi trường để hoạt động một cách linh hoạt và tiết kiệm năng lượng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại đèn LED cảm biến thông minh phổ biến và những lưu ý quan trọng để lắp đặt đúng cách.

Các loại đèn LED cảm biến thông minh phổ biến

Hiện nay, trên thị trường có ba loại đèn LED cảm biến phổ biến. Mỗi loại đều có nguyên lý hoạt động riêng biệt và ứng dụng phù hợp với từng không gian.

Có 3 loại đèn LED cảm biến thường thấy trên thị trường hiện nay là:

  1. Đèn cảm biến hồng ngoại (PIR): Tự động bật sáng khi thu nhận bước sóng hồng ngoại phát ra từ vật thể có to > 35oC.
  2. Đèn cảm biến chuyển động (RADA): Tự động bật sáng khi phát hiện có chuyển động trong phạm vi hoạt động của cảm biến.
  3. Đèn cảm biến ánh sáng: Tự động bật sáng khi cường độ ánh sáng xung quanh vị trí lắp đèn ≤ (80-100) lux.

Những lưu ý khi lắp đặt đèn LED cảm biến thông minh

Để đèn cảm biến LED hoạt động hiệu quả. Cần chú ý các vấn đề sau về khu vực lắp đặt, phạm vi cảm biến, và vị trí cụ thể.

1. Về khu vực lắp đặt

a. Đèn cảm biến PIR

– Không lắp gần cục nóng máy điều hòa cũng không được lắp hướng về nơi có nhiều ánh nắng mặt trời (ví dụ cửa sổ có rèm che) hay bất kỳ nguồn nhiệt nào khác. Bởi nhiệt độ môi trường cao gần 37°C sẽ làm giảm khả năng cảm biến của đèn.

– Không lắp ở nơi có sự di chuyển nhiều của vật nuôi hoặc nếu có lắp nên lắp cao hơn để góc quét nằm ngoài phạm vi di chuyển của chúng.

b. Đèn cảm biến RADAR

– Không thích hợp lắp ở khu vực có diện tích nhỏ. Do góc quét rộng và khả năng cảm biến xuyên vật cản như tường, gỗ, kính.

c. Đèn cảm biến ánh sáng

– Không lắp những nơi có thay đổi nhiều về ánh sáng. Ví dụ, khi lắp ngoài trời, đèn thay đổi theo ánh sáng mặt trời. Do vậy, nên tránh cho cảm biến thu nhận những nguồn sáng từ đèn ô tô, xe máy

Ngoài ra, với cả đèn cảm biến PIR, RADA và cảm biến ánh sáng. Không nên lắp gần các bộ phát sóng điện từ hay vật thể rung, lắc và chuyển động bởi nó ảnh hưởng đến hoạt động của cảm biến.

2. Về phạm vi đèn led cảm biến thông minh

Các loại đèn cảm biến có góc quét khác nhau tùy thuộc vào công nghệ thu đầu vào được sử dụng và thiết kế của nhà sản xuất. Góc cảm biến chính là vùng mà cảm biến có thể thu nhận tín hiệu. Và mọi thay đổi xảy ra bên ngoài góc quét sẽ không được cảm biến ghi nhận.

Với đèn cảm biến hồng ngoại PIR, góc quét thường là 1200 còn đèn cảm biến RADA, góc quét là 90o.

Tuy vậy, trong một số trường hợp nhà sản xuất có thể điều chỉnh góc cảm biến trong đèn cho phù hợp với từng ứng dụng. Bạn cũng nên lưu ý để có thể chọn loại đèn và vị trí lắp sao cho phù hợp.

3. Về vị trí lắp đặt

Khi lắp đặt đèn cảm biến, cần:

– Hướng đèn về phía cần phát hiện chuyển động để đạt hiệu quả cao nhất. Một ví dụ về lắp đèn không hiệu quả: Đèn cảm biến cổng nhà khi lắp ở mặt trước cổng hướng ra đường, bạn đã vô tình gây phiền toái cho không chỉ người đi đường, người dân xung quanh. Mà gây lãng phí điện cho chính gia đình mình.

– Lắp đèn ở khoảng cách phù hợp (Ví dụ: Đèn cảm biến RADA khoảng cách lắp tối thiểu giữa 2 đèn là 2m).

Những tình huống thường gặp khi sử dụng đèn LED cảm biến thông minh và cách giải quyết

Tình huống 1: Đèn bật sáng khi có chuyển động trong phòng bên cạnh

Nguyên nhân: Đèn bạn đang sử dụng là đèn cảm biến RADAR. Có khả năng cảm biến xuyên qua vật cản như tường và gỗ. Nếu đèn lắp ở vị trí gần cửa hoặc tường mỏng, chuyển động trong phòng bên cạnh sẽ kích hoạt đèn.

Giải pháp: Nên thay thế bằng đèn cảm biến PIR. Loại có góc quét và phạm vi hẹp, phù hợp hơn với không gian nhỏ.

Tình huống 2: Đèn ban công bật khi đứng rửa bát trong nhà

Nguyên nhân: Đèn ban công của bạn có thể là đèn RADAR và đã lắp gần vị trí bồn rửa bát. Chỉ cách một cửa kính mỏng.

Giải pháp: Thay đèn RADAR bằng đèn cảm biến PIR hoặc đèn cảm biến ánh sáng có phạm vi hẹp hơn.

Tình huống 3: Đèn bật sáng liên tục, gây phiền toái cho hàng xóm

Nguyên nhân: Đèn lắp đặt sai hướng, thường xuyên chiếu sáng khi có người đi lại ngoài đường.

Giải pháp: Điều chỉnh lại vị trí hoặc hướng lắp đèn vào bên trong để chỉ chiếu sáng khi cần thiết trong khu vực riêng của bạn.

Tình huống 4: Đèn không bật sáng dù có chuyển động

Nguyên nhân: Có thể công tắc đã bị tắt hoặc do nguồn điện có vấn đề.

Giải pháp: Kiểm tra lại công tắc và nguồn điện trước khi liên hệ bảo hành.

Tình huống 5: Đèn cảm biến hồng ngoại bị vô hiệu hóa

Nguyên nhân: Lắp đèn gần máy điều hòa hoặc các nguồn nhiệt cao. Điều này làm giảm độ nhạy của cảm biến PIR.

Giải pháp: Tránh lắp đèn gần máy điều hòa hoặc các thiết bị tỏa nhiệt.

Kết luận

Đèn LED cảm biến thông minh là sản phẩm thông minh, tiện lợi và tiết kiệm năng lượng. Giúp nâng cao trải nghiệm sống trong các ngôi nhà hiện đại. Bằng cách lựa chọn loại đèn phù hợp và lắp đặt đúng cách, bạn sẽ tận dụng tối đa các lợi ích của đèn cảm biến LED. Và đảm bảo an toàn, tiết kiệm cho ngôi nhà của mình. Hãy đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến chuyên gia nếu cần để lắp đặt và sử dụng đèn cảm biến LED một cách hiệu quả nhất.

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ QUYẾT TIẾN 
Chuyên cung cấp các thiết bị thông minh, giải pháp chiếu sáng thông minh. Nếu bạn có nhu cầu nâng cấp ngôi nhà thông minh, hãy liên hệ với chúng tôi: